Sản xuất công nghiệp trong thời đại số trên thế giới và tại Việt Nam
Xu thế chuyển đổi số nói chung hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực Sản xuất đã và đang trở thành chiến lược không thể thiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng như lãnh đạo đều đang phải đối mặt với việc đưa ra quyết định chuyển đổi số sản xuất sao cho phù hợp trước viễn cảnh bùng nổ công nghệ số với số lượng gia tăng các lựa chọn tích hợp nhưng cũng đồng thời phải gắn kèm với các mục tiêu kinh doanh hợp lý với ngân sách.
1. Xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất trên toàn cầu
a) Phát triển kinh tế – xã hội dựa vào sản xuất trong thời đại số
Toàn cầu hóa đang là một xu thế tất yếu với thế giới. Những sự thay đổi to lớn về năng suất lao động, nhu cầu, tâm lý, thói quen của người dùng và các mô hình sản xuất, kinh doanh mới đang được hình thành cho thấy vai trò và tác động to lớn của toàn cầu hóa đến đời sống xã hội và mọi ngành nghề hiện nay.
Điều này đặt ra những thách thức mới trong việc thúc đẩy lĩnh vực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, sức sản xuất và sự liên kết giữa các nhân tố trong nền kinh tế của Việt Nam.
Lĩnh vực sản xuất có sự không đồng nhất trong không gian việc làm – năng suất – thương mại giữa các phân ngành (hình dưới). Đặc tính của từng phân ngành không cố định mà trái lại thay đổi tuỳ vào từng quốc gia, thời gian và từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua đó có thể thấy tính chất chung của mỗi phân ngành. Có thể sử dụng hình bên dưới để thấy các đặc điểm từ đó rút ra chiến lược khi xem xét thâm nhập vào chuỗi cung ứng, từng bước hấp thụ công nghệ, tiến tới đặt chân vào chuỗi giá trị.
Các phân ngành sản xuất công nghiệp, nhóm theo các đặc điểm phát triển chuyên nghiệp (Nguồn: World Bank)
Trục hoành là tỷ lệ giá trị xuất khấu trên tổng sản lượng, liên quan đến mức độ xuất khẩu và phạm vi bao phủ (trong khu vực hay toàn cầu). Trục tung là tỷ lệ sử dụng lao động thủ công trong tổng số lao động – tỷ lệ này càng thấp là càng yêu cầu kỹ năng cao. Màu lam biểu diễn các phân ngành có tỷ trọng R&D cao nhất, màu lục biểu diễn các phân ngành có năng suất chênh lệch đáng kể so với ngành khác.
Cụ thể: Để tham gia vào mảng sản xuất trực tiếp và hỗ trợ cho các ngành: thiết bị điện, máy móc công nghiệp, thiết bị giao thông vận tải, cần đáp ứng mạnh mẽ các yêu cầu về năng lực đổi mới sáng tạo thông qua R&D, với kỹ năng trung bình; trong khi đối với các ngành sản xuất thiết bị tính toán, điện tử, quang học hay dược phẩm lại đòi hỏi kỹ năng cao.
Hai nhóm ngành này đều đối mặt cạnh tranh mạnh mẽ hơn về năng lực sáng tạo ở phạm vi toàn cầu (so với các ngành có lợi thế khu vực). Tuy nhiên, nếu đáp ứng được thì lại có thể hiện thực việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đầy năng động. Ngành kim loại cơ bản, cao su, thực phẩm và giải khát,… cần vốn lớn. Ngành dệt may, da giầy cần chú trọng cải thiện năng suất lao động,…
Trong thời đại CMCN 4.0 mọi doanh nghiệp phụ trợ trong sản xuất công nghiệp đều cần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp đầu chuỗi như: tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, vượt qua hàng rào kỹ thuật của các hiệp định, đáp ứng cao khả năng truy xuất nguồn gốc, tính kết nối và minh bạch. Song hành với đó là các vấn đề về hiệu quả chi phí và gia tăng giá trị thông qua đổi mới sáng tạo của các công ty.
b) Lựa chọn phát triển sản xuất trong thời đại số
Chuyển đổi số các ngành công nghiệp chính là chiến lược đưa doanh nghiệp từ các đặc trưng của thế hệ công nghiệp 3.0 về trước sang trạng thái của ngày mai – thế hệ công nghiệp 4.0.
Các doanh nghiệp nếu tiếp tục đi trên con đường Lỗi thời (2) sẽ không thể cạnh tranh trên thị trường khốc liệt và sớm muộn sẽ phải rời bỏ cuộc chơi. Các DNNVV không có đủ tiềm lực lặp lại con đường Tự động hoá công nghiệp (1) thâm dụng tài sản mà các quốc gia công nghiệp phát triển đã trải qua. Do vậy, con đường Công nghiệp 4.0 (3) được xem là cơ hội và lựa chọn khôn ngoan với các quốc gia đi sau, dù cũng rất chông gai.
Có một xu hướng không thể phủ nhận trên thế giới và nhất là các quốc gia phát triển đó là sự gia tăng giá trị của dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất. Dịch vụ hiện diện trong hàng hóa (như một phần của quá trình sản xuất) và nhiều dịch vụ hơn đang được “gắn kèm” vào hàng hóa sau quá trình sản xuất (như hỗ trợ sau bán hàng và các dịch vụ bổ sung khác). Quá trình này gọi là “dịch vụ hóa” sản xuất. Tất nhiên, không có cốt lõi sản xuất thì cũng sẽ không có dịch vụ xoay quanh các sản phẩm. Sản xuất được khẳng định vẫn là xương sống, trụ cột đối với các quốc gia đang phát triển, bắt đầu tích lũy và tăng trưởng.
Các lựa chọn phát triển (Nguồn: Brokers, Roland Berger Analysis)
Nhưng có thể nhận thấy: nên và có thể tạo ra và gia tăng giá trị ở mọi giai đoạn của quá trình sản xuất – từ nguyên liệu thô đến thiết kế, sản xuất, bán hàng và các dịch vụ hỗ trợ. Những doanh nghiệp không thực hiện các hoạt động trước sản xuất như R&D, Thiết kế, Mô phỏng… rất khó đáp ứng nhu cầu và tốc độ thay đổi của các doanh nghiệp đầu chuỗi khi thay đổi sản phẩm (chủng loại, thông số, mẫu mã, chất lượng, tiêu chuẩn kiểm định,…). Hoặc nếu họ không cung cấp được dịch vụ hỗ trợ đính kèm thì sẽ rất khó cải thiện hiệu quả tài chính, thu hút khách hàng và phát triển thị phần. Đặc biệt, phân đoạn ở giữa trong chuỗi giá trị – sản xuất thuần tuý ngày càng chịu thiệt thòi về tài chính khi các nhà sản xuất luôn phải đối mặt với sức ép giảm chi phí. Để tăng giá trị cần bao hàm về phía trước, phía sau hoặc cả 2 đầu của chuỗi giá trị. Kỹ thuật số có tiềm năng đem lại cơ hội ấy.
Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản xuất những năm 1970 so với thế kỷ 21 (Nguồn: World Bank)
Nhìn chung, trong thời đại số, các doanh nghiệp cần có sự chuyển mình để đi đến hoàn thiện năng lực tổ chức, thích ứng với bối cảnh. Mô hình tổ chức cần có sự thay đổi hướng đến sự thích ứng nhanh, tập trung theo mạng lưới nhóm và trao quyền nhiều hơn cho nhân sự. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần có sự thay đổi và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để thành công trong bối cảnh bùng nổ công nghệ, doanh nghiệp cần phải có sự chuyển đổi về chiến lược kinh doanh, với trọng tâm là mô hình kinh doanh đột phá để khai thác thị trường, hình thành lợi thế cạnh tranh trước đối thủ.
2. Hiện trạng chuyển đổi số sản xuất tại Việt Nam
Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số đã bắt đầu diễn ra, nhất là trong những ngành như sản xuất, tài chính, giao thông, du lịch… Chính phủ và chính quyền các cấp đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Hơn 30 thành phố cũng định xây dựng Smart City với các nền tảng công nghệ mới… Như vậy, chuyển đổi số không còn là tầm nhìn, mục tiêu dài hạn, mà đã trở thành một thực tế bắt buộc các doanh nghiệp phải tham gia để có thể phát triển và tránh tụt hậu.
a) Mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp sản xuất
Đánh giá sẵn sàng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp Việt Nam” (2018), – do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Bộ Công Thương Việt Nam và các đối tác thực hiện, cho thấy:
- Ngành công thương nói chung chưa có sự chuẩn bị cho CMCN 4.0 với mức sẵn sàng toàn ngành là 0,53 điểm trong thang 5 điểm.
- Trong số 17 ngành công nghiệp khảo sát, chỉ có ngành khai thác dầu khí là đang ở mức bắt đầu tham gia CMCN 4.0 với mức sẵn sàng là 1,16 điểm.
Như vậy, trừ khai thác dầu khí (thuộc nhóm khai khoáng), điểm số thấp phản ánh bức tranh chung của các ngành sản xuất.
Điểm sẵn sàng của các ngành và trung bình ngành công thương
Điểm rất đáng lưu ý là các ngành chủ lực, có tỷ lệ xuất khẩu cao, mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu lớn như dệt may, da giầy lại là những ngành có điểm sẵn sàng thấp nhất và tỷ lệ doanh nghiệp đứng ngoài cuộc cao nhất. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành cao su và nhựa, cơ khí, dệt, may và da giày, tỷ lệ các doanh nghiệp đứng ngoài cuộc ở mức rất cao, trên 90%. Các doanh nghiệp thuộc các ngành dầu khí, điện, khí đốt, nước; hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản phẩm điện tử có tỷ lệ doanh nghiệp đứng ngoài CMCN 4.0 thấp hơn 75%.
Mức độ sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 tại Việt Nam (Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới WEF)
Nhìn từ một góc độ khác – mức độ sẵn sàng cho công nghiệp 4.0 của Việt Nam so với quốc tế (hình 5), Việt Nam vẫn nằm ở góc phần Tư thứ nhất: nền công nghiệp sinh sau đẻ muộn (tuy không quá non trẻ và đã có những thành tựu nhất định) và tiềm năng trung bình thấp.
b) DNNVV trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam: phân tích SWOT
Điểm mạnh
- Khả năng chuyển đổi mau lẹ, linh hoạt trước các biến động trên thị trưởng do quy mô nhỏ gọn và mức độ đầu tư chưa sâu, trong khi các đối thù lớn cồng kềnh, phụ thuộc vào hệ thống vật chất được đầu tư lâu năm và tốn kém.
- Có nhiều lợi thế của người đi sau như: rào cản gia nhập thị trưởng thấp nhờ sự phát triển của công nghệ, tinh linh hoạt cao và dễ thích nghi trong môi trường sản xuất kinh doanh ảo hóa (số).
- Do thường hưởng tới phục vụ thị trường ngách, các DNNVV có thể ứng dụng từng phần các giải pháp, công nghệ số khác với các doanh nghiệp lớn sẽ đòi hỏi triển khai triệt để và đồng thời các giải pháp toàn diện.
Điểm yếu
- Thiếu chiến lược triển khai, từ đó tụt hậu trong khả năng sẵn sàng.
- Hầu hết chưa sẵn sàng cho chuyển đổi số (về nhận thức, quyết tâm, trình độ, kỹ năng, nguồn lực, văn hoá và năng lực quản trị chuyển đổi)
- Cần dựa nhiều vào máy móc, dây chuyền sản xuất chi phí lớn, khiến những thay đổi đột phá trở nên tốn kém, khó triển khai nhanh so với các phương thức kinh doanh không dùng/ ít dùng tài sản (thương mại, dịch vụ).
- Mức độ tự động hoá trong các quy trình nghiệp vụ thấp, trong khi công nghệ mới đòi hỏi sự tích hợp và cấu hình hệ thống, có thể dẫn đến thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống của doanh nghiệp. Đây được coi là đêm yếu khó vượt qua nhất.
- Không đủ nguồn lực tài chính.
Cơ hội
- Nhận được sự quan tâm ngày càng lớn và hỗ trợ tổng hợp của chính phủ và các hệ thống kinh tế, chính trị. Đây là một hành trình không đơn độc
- Cơ hội tăng trưởng có lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.
- Tiềm năng tối ưu chi phi (tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí), nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện doanh thu, các cơ hội mới (thích nghi với thay đổi nhân khẩu học và nhu cầu khách hàng, áp dụng tuỳ biến đại trà, xác định các dịch vụ tạo giá trị mới); hiệu suất vẫn hành cao hơn cải thiện tính trực quan quả trình, giảm biến thiên trong vận hành, giám sát từ xa và bảo trì thông qua kết nối mạng); đặt áp lực cạnh tranh lên đối thủ.
Thách thức
- Những thay đổi lớn lao, phức tạp do các xu hưởng lớn đang diễn ra trên thế giới mang lại (toàn cầu hoá, đô thị hoá, cá nhân hoá, thay đổi nhân khẩu học) buộc các doanh nghiệp phải điều chính toàn bộ phương thức sản xuất (cấu trúc, quy trình và sản phẩm)
- Các nước đi sau không thể áp dụng các mô hình, bài học, con đường truyền thống trước đó.
- Thiếu các thông lệ tốt (good practices) để triển khai công nghiệp 4.0 cho DNNVV, nên khó phát triển chiến lược chuyển đổi số
- Các ý tưởng và công nghệ mới nổi không thể đơn giản lắp ghép vào DNNVV do đặc trưng phục vụ thị trường ngách với những sản phẩm phù hợp với yêu cầu đặc biệt của khách hàng.
- Nhiều công nghệ mới nổi còn đang được phát triển khiến DNNVV e ngại đầu tư và muốn đợi đến khi các công nghệ sẵn sàng với chi phi phải chẳng chăng
Có thể nói, với tinh thần đổi mới của các doanh nghiệp hiện nay, việc số hóa toàn diện là yêu cầu không thể thiếu, đặc biệt là với chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ trong những năm gần đây. Do đó, các doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị về tinh thần và tài chính, tạo nền móng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số. Các nhà lãnh đạo, quản lý cần nâng cao chuyên môn về chuyển đổi số để đưa ra các quyết định hỗ trợ phù hợp và đầu tư đúng đắn cho doanh nghiệp.