Cần một lộ trình cụ thể để giải quyết bài toán chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Chuyển đổi số giúp đã và đang giúp các nhà quản lý doanh nghiệp gia tăng hiệu suất hay phạm vi tiếp cận các hoạt động của doanh nghiệp. Vậy chuyển đổi số như thế nào và bắt đầu từ đâu vẫn đang là một câu hỏi lớn cho doanh nghiệp khi vẫn đang mông lung trước “biển” giải pháp.
Trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021 -2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và đầu tư) phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID thông qua Dự án USAID LinkSME đã xây dựng và triển khai gói Hỗ trợ xây dựng Chiến lược và Lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp đợt 2 năm 2022, Trong tháng 10, chương trình đã liên tục cử các chuyên khảo sát và làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp trên toàn quốc.
Đoàn chuyên gia của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 được cử khảo sát trực tiếp tại một nhà máy tại Bắc Ninh
Các doanh nghiệp đều nêu rõ nhu cầu chuyển đổi số nhằm giải quyết các vấn đề về Truy xuất nguồn gốc, quản lý nhân sự, quản lý nhà máy, hàng tồn kho, mở rộng thị trường và quản lý các kênh phân phối,…. Tuy vậy, doanh nghiệp cần xác định được các vấn đề quan trọng để áp dụng giải pháp chuyển đổi số được tối ưu theo một bản kế hoạch
Tại sao cần 1 lộ trình chuyển đổi số rõ ràng?
Nếu không có kế hoạch triển khai cụ thể, doanh nghiệp không có định hướng rõ ràng mà chỉ thực hiện các giải pháp công nghệ cụ thể, khi đó mới được coi là cần thiết. Điều này dẫn đến việc thực hiện chuyển đổi số chưa tối ưu, do đó giải pháp công nghệ được triển khai ở giai đoạn sau không thể kết hợp với giải pháp công nghệ được thực hiện ở giai đoạn trước. Điều này dẫn đến việc tái thiết kế các giải pháp và tiêu tốn nhiều thời gian, tài nguyên và tiền bạc hơn. Hay tệ hơn, việc thiếu kế hoạch hành động đẩy doanh nghiệp ngày càng xa rời mục tiêu chiến lược ban đầu.
Ngược lại, khi lộ trình chuyển đổi số rõ ràng, các doanh nghiệp có thể xác định bức tranh tổng thể về việc thực hiện chuyển đổi số sẽ đạt được mục tiêu ban đầu. Cụ thể hơn, họ sử dụng bản đồ đường đi để quyết định xem họ đang ở đâu?, đi đâu?, mục tiêu là gì? Hay các biện pháp được thực hiện như thế nào? và dựa trên tiêu chí nào để đánh giá hiệu quả?. Từ đó, họ có thể lựa chọn phương pháp thực hiện hiệu quả nhằm giảm thời gian, công sức và chi phí thực hiện, đồng thời xác định những rủi ro có thể gặp phải để lập kế hoạch hành động. Một quy trình tối ưu hóa đảm bảo tuân thủ các mục tiêu và kế hoạch chiến lược ban đầu. Cuối cùng, một lộ trình cụ thể có nêu rõ những gì cần thay đổi, tại sao phải thay đổi và thực hiện thay đổi theo trình tự nào?
Lộ trình chuyển đổi số rõ ràng giúp giải quyết các vấn đề cốt lõi của doanh nghiệp
Đại diện một Công ty tham gia Gói hỗ trợ xây dựng Lộ trình CĐS đợt 2 chia sẻ với chuyên gia Chương trình
Là doanh nghiệp start-up trong lĩnh vực booking khách sạn, tour tham quan du lịch,…. Mới đi vào hoạt động từ tháng 4/2022 nhưng doanh nghiệp nhận định việc tích hợp các giải pháp số trong tìm kiếm thị trường, quản lý đội ngũ nhân sự và chăm sóc khách hàng. Tuy đã nhận định được việc có áp dụng chuyển đổi số từ sớm là việc phải làm để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trong thời đại số, nhưng việc áp dụng như thế nào thì đó là một bài toán khó của doanh nghiệp khi nó liên quan đến các vấn đề như: độ an toàn về bảo mật dữ liệu, chi phí, …
“Với đặc thù của ngành dịch vụ, việc nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách hàng để có được sự chăm sóc tốt nhất. Để tối ưu hóa được việc chăm sóc khách hàng cần một đội ngũ nhân sự lớn để thực hiện các công việc này, tuy nhiên trải nghiệm của khách hàng vẫn chưa được thật sự tốt. Thay vào đó, một phần mềm công nghệ có thể đưa ra dữ liệu của khách hàng khi “booking” sẽ giúp gia tăng trải nghiệm và sự thoải mái cho khách hàng.” – Chuyên gia của chương trình nhận định.
Các chuyên gia của chương trình làm việc với một DN trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm sạch.
Làm việc với một Công ty trong lĩnh vực cung cấp thực phẩm sạch, đại diện doanh nghiệp bày tỏ: “Một trong những vấn đề lớn nhất mà chúng tôi hay các DNNVV khác gặp phải là với khối lượng công việc lớn trong sản xuất và quản lý, số lượng nhân sự của doanh nghiệp có trình độ cao, tuy nhiên để giữ chân họ là một bài toàn khó về chính sách thu nhập và đãi ngộ cho nhân viên. Việc tuyển dụng và đãi ngộ cũng cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp lớn có dòng tiền ổn định. Sử dụng một giải pháp phần mềm nhân sự phù hợp sẽ giúp chúng tôi tiết kiệm được chi phí và giải quyết được phần nào bài toán về nhân sự.”
Gói hỗ trợ xây dựng chiến lược và lộ trình chuyển đổi số (Đợt 2 – 2022) nằm trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 của Bộ Kế hoạch và đầu tư do Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và đầu tư) phối hợp với Dự án USAID LinkSME triển khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức lại, tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, tìm kiếm cá thị trường mưới để thích ứng và phát triển. Các doanh nghiệp được lựa chọn sẽ được hỗ trợ: (1)Tài trợ tư vấn lộ trình Chuyển đổi số từ Dự án USAID LinkSME; (2)Kết nối với doanh nghiệp đầu chuỗi, tham gia các hoạt động khác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự Án USAID LinkSME; (3) Kết nối đội ngũ tư vấn độc lập, chuyên nghiệp; (4) Hỗ trợ truyền thông, kết nối. Thông tin liên hệ: Văn phòng Chuyển đổi số – Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư). · Website: http://digital.business.gov.vn/ · Zalo: https://zalo.me/g/jjfzeo563 · Điện thoại: 080-43853 · Email: digital@mpi.gov.vn/ chuyendoiso.mpi@gmail.com |