Môi trường kinh tế số một tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á
Chỉ báo kinh tế số tại Việt Nam cho thấy một số thách thức (tỷ lệ thanh toán điện tử, giao dịch online, an ninh mạng còn thấp so với các nước trong khu vực)
Nghiên cứu về nền kinh tế số các nước Đông Nam Á của Ngân hàng Thế giới (2019) đã đánh giá những tiến bộ các nước trong khu vực đạt được trong việc xây dựng các yếu tố thúc đẩy nên kinh tế số. Các yếu tố bao gồm: mức độ kết nối, phương thức thanh toán, logistics, kỹ năng, chính sách và quy định hiện hành cần thiết cho một nền kinh tế số phát triển. Dựa vào các chỉ báo kỹ thuật số, chính phủ các nước có thể nhận biết được hiện trạng phát triển nền kinh tế số nhằm đưa ra các kế hoạch hành động, chính sách, quy định cụ thể thúc đẩy nền kinh tế số của mình bắt kịp với các nước trong khu vực.
Cụ thể, đối với chỉ số Mức độ kết nối, hơn một nửa dân số khu vực Đông Nam Á có quyền truy cập vào internet trực tuyến thông qua băng thông rộng di động và sự phát triển của điện thoại. Mặc dù vậy vẫn tồn tại các điểm yếu như kết nối tới các cơ sở dữ liệu cho băng thông rộng cố định còn đang hạn chế, tụt hậu cũng như chất lượng và khả năng chi trả của người sử dụng còn hạn chế.
Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết thông qua Đề nghị xây dựng nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân của Bộ Công an trên cơ sở yêu cầu cấp bách của tình hình thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong thời đại chuyển đổi số với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mang tính đột phá trong cuộc cách mạng 4.0